PHÒNG PHONG
Tên dược: Radix Ledebouriellae.
Tên thực vật: Ledeboiriella divaricata (Turcz) Hirol.
Tên thường gọi: Ledebouriella root (phòng phong).
Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: rễ đào vào mùa xuân hoặc thu, phơi nắng, ngâm nước và cắt thành từng đoạn.
Tính vị: vị cay, ngọt và tính ấm.
Qui kinh: phế, can, tỳ và bàng quang.
Công năng: Giải biểu và trừ phong. Trừ phong thấp và giảm đau. Giảm co thắt.
Chỉ định và phối hợp:
-
Hội chứng phong hàn biểu biểu hiện như sốt, nghiến răng, đau đầu và đau toàn thân: dùng phối hợp phòng phong với kinh giới và thương hoạt.
-
Hội chứng phong nhiệt biểu biểu hiện như sốt, đau họng, đỏ mắt và đau đầu: dùng phối hợp phòng phong với kinh giới, hoàng cầm, bạc hà và liên kiều.
-
Hội chứng phong-hàn-thấp biểu hiện như đau khớp (viên khớp) và co thắt chân tay: dùng phối hợp phòng phong với khương hoạt và đương qui.
-
Mày đay và ngứa da: dùng phối hợp phòng phong với khổ sâm và thuyền thoái dưới dạng tiêu phong tán.
Liều dùng: 3-10g.
Thận trọng và chống chỉ định: thận trọng khi dùng vị này khi bị co thắt do thiếu máu, không dùng vị thuốc này cho các trường hợp âm suy kèm dấu hiệu nhiệt.
• SƠN TRA
• DÂM DƯƠNG HOẮC
• Ô TẶC CỐT
• CAM THẢO
• VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
• TẦN GIAO
• XUYÊN KHUNG
• BA KÍCH
• NHỤC ĐẬU KHẤU
• SA SÂM
• MẪU ĐƠN BÌ
• SÀI HỒ

Thứ 2 đến thứ 6: 8:00 - 18:00
Thứ 7: 8:00 - 11:30