QUẾ CHI
Tên dược: Ramulus cinnamoni.
Tên thực vật: cinamomum cassia presl.
Tên thường gọi: Quế chi.
Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: cành con thu vào mùa xuân, phơi khô trong bóng râm hoặc ngoài nắng, cắt thành lát mỏng hoặc miếng.
Tính vị: đắng, thơm, ngọt và ấm.
Qui kinh: tâm, phế và bàng quang.
Công năng: tăng tiết mồ hôi và giảm hội chứng ngoại sinh hoạt huyết làm ấm kinh lạc và trừ hàn.
Chỉ định và phối hợp:
-
Các thể phong hàn của hội chứng ngoại cảnh: dùng phối hợp quế chi với ma hoàng làm tăng tác dụng tăng tiết mồ hôi của quế.
-
Thể phong hàn của hội chứng hư biểu biểu hiện như ra mồ hôi, sợ phong (gió) sốt, mạch nông và chậm: dùng quế chi phối hợp với bạch thược dưới dạng quế chi thang.
-
Ðau khớp do nhiễm phong, hàn và thấp ngoại sinh biểu hiện như đau các khớp, chân tay, vai và lưng: dùng phối hợp quế chi với phụ tử.
-
Dương hư ở tâm và tỳ biểu hiện như trống ngực, phù và thở nông: dùng phối hợp quế chi với phục linh và bạch truật.
-
Dương suy ở ngực (kể cả đau ngực trong tây y) biểu hiện như đau ngực, trống ngực hoặc nhịp ngắt quãng: dùng phối hợp quế chi với giới bạch (củ kiệu) và qua lâu; táo nhân, mẫu đơn bì và phục linh dưới dạng quế chi phục linh thang.
Liều dùng: 3-10g.
Thận trọng và chống chỉ định: không dùng quế chi cho bệnh do sốt nóng cũng như các trường hợp thiếu âm kèm dấu hiệu nhiệt thận trọng khi dùng quế chi cho thai phụ.
• NGŨ VỊ TỬ
• PHÒNG PHONG
• DÂM DƯƠNG HOẮC
• CAM THẢO
• MẪU ĐƠN BÌ
• VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
• XUYÊN KHUNG
• UY LINH TIÊN
• TẦN GIAO
• KHA TỬ
• SÀI HỒ
• ÍCH MẪU

Thứ 2 đến thứ 6: 8:00 - 18:00
Thứ 7: 8:00 - 11:30