SÀI HỒ
Tên dược: Radix bupleuri
Tên thực vật: Bupleurum Scorzonerae follium wild, Bupleurum Chinense DC.
Tên thường gọi: Sài Hồ
Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: rễ thu vào mùa thu hoặc mùa xuân, phơi nắng và cắt thành từng đoạn ngắn, có thể dùng rễ sống hoặc nướng với rượu hoặc giấm.
Tính vị: vị đắng, cay và hơi hàn.
Nơi tác dụng: can, sỏi mật và tam tiêu.
Công năng: giải biểu và thanh nhiệt, làm mát gan do làm giảm ứ trệ, cường dương, khí.
Chỉ định và phối hợp:
-
Sốt do các yếu tố gây bệnh ngoại sinh: dùng phối hợp Sài hồ với cam thảo
-
Nghiến răng và sốt trong hội chứng dương suy: dùng phối hợp sài hồ với hoàng cầm.
-
Ứ khí ở can biểu hiện như tức và đau ngực và vùng xương sườn và loạn kinh nguyệt: dùng phối hợp sài hồ với hương phụ, chỉ xác và thanh bì dưới dạng sài hồ sơ can tán.
-
Ứ khí ở can và thiếu máu: dùng phối hợp sài hồ với đương qui và bạch thược dưới dạng tiêu dao tán.
-
Khí nghịch ở tỳ và vị biểu hiện như ỉa chảy mạn tính, sa hậu môn, sa dạ dày và sa tử cung: dùng phối hợp sài hồ với nhân sâm, hoàng cầm và bạch truật dưới dạng bổ trung ích khí thang.
Liều dùng: 3 - 10g
Thận trọng và chống chỉ định: không dùng sài hồ trong khi có các hội chứng do vượng can hoặc âm hư.
• NHỤC ĐẬU KHẤU
• XUYÊN KHUNG
• UY LINH TIÊN
• MẪU ĐƠN BÌ
• A GIAO
• SƠN TRA
• NGŨ VỊ TỬ
• BA KÍCH
• DÂM DƯƠNG HOẮC
• QUẾ CHI
• CAM THẢO
• XÀ XÀNG TỬ

Thứ 2 đến thứ 6: 8:00 - 18:00
Thứ 7: 8:00 - 11:30